Trợ từ tiếng Nhật, có gì khó đâu?? Phần 2: Dùng WA và GA để nhấn mạnh đối tượng
“は”(WA) có thể dùng thay “を” (WO) để nhấn mạnh đối tượng
WA = “thì”, “là” trong tiếng Việt
WA kết hợp với GA để nhấn mạnh đối tượng (= nhấn mạnh CHỦ ĐỀ)
Ví dụ:
A:この問題はどうしますか。
B:この問題は私が対応します。
A: Vấn đề này thì sẽ làm thế nào?
B: Vấn đề này tôi sẽ giải quyết.
Bạn có thể thấy là “この問題” và “Vấn đề này” đã được đặt lên trước mặc dù nó là đối tượng của hành động, nhằm mục đích nhất mạnh.
Thông thường sẽ phải là:
A:この問題をどうしますか。
B:私はこの問を対応します。
A: Chúng ta làm thế nào với vấn đề này?
B: Tôi sẽ giải quyết vấn đề này.
Ở đoạn hội thoại trên, chúng ta thấy không có sự nhấn mạnh vào đối tượng.
Ví dụ 2:
A:食べ物は誰が食べましたか?
B:スイカは私が食べました。
A: Thức ăn là ai đã ăn?
B: Dưa hấu là tôi ăn.
Ví dụ 3:
それは私がやりましょう。
Cái đó để tôi làm cho.
それは私がやりましょう。
Cái đó để tôi làm cho.
Trong trường hợp đưa đối tượng lên để nhấn mạnh, thì chủ thể sẽ được theo sau bởi “GA”. Các bạn hãy xem ngữ pháp dưới đây để thấy việc kết hợp “WA” và “GA” để nhấn mạnh đối tượng:
Câu thông thường:
[Chủ thể] は [đối tượng] を [hành động]
私はスイカを食べました。
Câu nhấn mạnh:
[Đối tượng] は [chủ thể] が [hành động]
スイカは私が食べました。
Chúng ta có thể thấy tiếng Việt cũng đảo đối tượng lên trước để nhấn mạnh (thường dùng trợ từ “thì“), ví dụ:
Thịt thì treo lên, còn gạo thì nhớ đậy lại nhé.
(So sánh: Con treo thịt lên và đậy gạo lại nhé.)
Bánh kẹo là ai mua vậy?
(So sánh: Ai mua bánh kẹo vậy?)
Chúng ta có thể thấy, trong tiếng Việt, đảo đối tượng lên để nhấn mạnh thường là:
1) Trong câu hỏi
2) Khi đang nối tiếp nội dung từ trước đó (ví dụ đang dặn dò việc cất thức ăn thì nói “Thịt thì treo lên”).
Còn GA (が)? Thường dùng cho quán ngữ (cụm từ được dùng theo thói quen).
Hãy xem ví dụ sau:
大雨が降っています。
Trời đang mưa rất to.
(大雨=おおあめ)
Các hiện tượng thiên nhiên như 雨が降る (trời mưa), 風が吹く (かぜがふく, trời gió, gió thổi), 雪が降る (ゆきがふる, trời tuyết, tuyết rơi), 雷が鳴る(かみなりがなる, sấm rền, sấm kêu), 稲妻が閃く (いなずまがひらめく, có tia sét) thì dùng GA vì chúng được coi là một cụm từ đi với nhau hơn là một câu kể. Như trong tiếng Việt chúng ta thường nói “Trời đang mưa”, “Trời có gió”, … theo thói quen.
Chú ý là 降る furu ở đây là hành động tự thân (= tự động từ) của 雨 ame chứ không phải là hành động tác động lên đối tượng (= tha động từ) nào đó. Đó cũng là lý do mà GA được sử dụng.
Các bạn có thể nhớ theo quy tắc (mặc dù để phân biệt hai dạng không phải dễ):
Hành động tự thân: Dùng GA (が)
Ví dụ:
ごはんが出来上がりました。
Cơm chín rồi. / dekiagaru
ごはんが出来上がりました。
Cơm chín rồi. / dekiagaru
Hành động tác động lên đối tượng: Dùng WA (は) và WO (を)
Ví dụ:
ご飯を炊きました。(=私はご飯を炊きました)
Tôi nấu cơm rồi. (taku = thổi cơm, nấu cơm)
ご飯を炊きました。(=私はご飯を炊きました)
Tôi nấu cơm rồi. (taku = thổi cơm, nấu cơm)
Nguồn: Sưu tầm Internet