CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TRỒNG TRỌT

Tên ngành: TRỒNG TRỌT

Mã ngành: 5620112

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2 năm

1.  Mục tiêu đào tạo:

  • Mục tiêu chung:

Đào tạo người học trở thành kỹ thuật viên có trình độ trung cấp ngành Trồng trọt, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, có thể đảm nhận được tốt nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực  trồng trọt trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn   vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ,  các tổ chức  chính trị, chính trị – xã hội… và đồng thời có khả năng học tập nâng cao trình độ nhằm  đáp ứng yêu cầu công tác góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

1.2.  Mục tiêu cụ thể:

  • Về kiến thức:

Hiểu và ứng dụng các qui trình kỹ thuật trồng trọt vào sản xuất nông nghiệp; Có khả năng tham gia trực tiếp sản xuất, nghiên cứu các loại cây trồng.

Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật đáp ứng yêu cầu chuyên môn;

Có đủ năng lực tự học để tiếp tục nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức nhằm thích nghi tốt với nhu cầu đổi mới của đất nước.

  • Về kỹ năng:

Thực hiện tốt những kiến thức về chuyên môn của nghề trồng trọt, có khả năng ứng dụng, quản lý và tổ chức sản xuất có hiệu quả ở các cơ sở sản xuất;

Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức sản xuất nông nghiệp trong lãnh vực trồng trọt; có khả năng lập kế hoạch sản xuất, quản lý trang trại và hợp tác xã sản xuất… thực hiện tốt kỹ năng cùng nông dân ra đồng để thực hiện tốt chủ  trương giảm chi phí sản  xuất, tăng phẩm chất nông sản và hiệu quả kinh tế cho nông dân;

Tiếp nhận chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực trồng trọt;

Đạt trình độ tiếng Anh bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và tin học ứng dụng cơ bản, có trình độ tiếng Anh chuyên ngành để có thể sử dụng trong nghề nghiệp.

  • Thái độ nghề nghiệp:

Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc độc lập.

Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và có ý thức tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật về lãnh vực chuyên ngành.

1.3.  Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Làm việc tại các công ty hoặc trại sản xuất giống cây trồng, công ty thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các hợp tác xã, trang trại, phòng nông nghiệp, trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, sở nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về trồng trọt…

2.  Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

Số lượng môn học: 20 môn

Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 57 tín chỉ

Khối lượng các môn học chung: 285 giờ

Khối lượng các môn chuyên môn: 1035 giờ

Khối lượng lý thuyết: 493 giờ; Thực hành, thực tập: 775 giờ; Kiểm tra: 52 giờ

3.  Nội dung chương trình:

 

 

Mã môn học

 

 

 

Tên môn học

 

 

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)
 

 

Tổng số

Trong đó
 

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo

luận

 

Thi/ KT

I Các môn học chung 14 285 117 149 19
MH1105004 Giáo dục Quốc phòng-An ninh 5 120 47 65 8
MH1102001 Chính trị 2 30 22 6 2
MH1101005 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3
MH1102008 Tin học 2 30 7 21 2
MH1103006 Tiếng anh 3 60 27 30 3
MH1101007 Pháp luật 1 15 11 3 1
II Các môn học chuyên môn 34 630 376 224 30
II.1 Môn học cơ sở 8 150 86 56 8
MH2105113 Sinh lý thực vật – Giống cây trồng 5 90 58 28 4
MH2102037 Đất và phân bón 2 45 14 28 3
MH2101096 Pháp luật chuyên ngành trồng trọt 1 15 14 1
II.2 Môn học chuyên môn 24 450 262 168 20
MH2105016 Cây lương thực 5 90 58 28 4
MH2104014 Cây công nghiệp – cây rau 4 75 44 28 3

 

MH2103013 Cây ăn quả 3 60 29 28 3
MH2103104 Quản lý dịch hại tổng hợp 3 60 29 28 3
MH2104034 Côn trùng nông nghiệp 4 75 44 28 3
MH2101098 Phương pháp thí nghiệm 1 15 14 1
MH2104004 Bệnh cây nông nghiệp 4 75 44 28 3
II.3 Môn học tự chọn (2/8 tín chỉ) 2 30 28 2
MH2102114 Sinh thái nông nghiệp và phát triển bền

vững

2 30 28 2
MH2102063 Khí tượng nông nghiệp 2 30 28 2
MH2102039 Điều tra phát hiện dịch hại cây trồng 2 30 28 2
MH2102048 Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 2 30 28 2
III Thực tập cơ bản 4 180 178 2
MH2103139 Thực tập chuyên môn 3 135 134 1
MH2101071 Kiến tập 1 45 44 1
IV Thực tập tốt nghiệp 5 225 224 1
MH2105145 Thực tập tốt nghiệp 5 225 224 1
Tổng cộng 57 1320 493 775 52

 

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

Ngoài những môn chung bắt buộc, chương trình đào tạo giảng dạy cập nhật và lồng ghép các chuyên đề do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ban hành.

Đối với các môn học tự chọn, trường sẽ chọn 01/04 môn tự chọn để đáp ứng theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương ở từng thời điểm đào tạo.

4.1.   Thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện:

Học tập nội quy qui chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;

Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các xí nghiệp, nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất…;

Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh;

Thời gian và nội dung giáo dục hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số

TT

Nội dung Thời gian
 

1

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học hàng ngày

 

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện

đọc sách và tham khảo tài liệu

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Tất cả các ngày làm việc trong tuần
 

4

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi

giao lưu, các buổi sinh hoạt theo chuyên đề

5 Đi thực tế tham quan thực nghiệm tại các xí

nghiệp, nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất …

Theo thời gian bố trí của giáo viên và

theo yêu cầu của môn học

6 Giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình

dục và phòng chống lây nhiễm HIV

Tổng số 16 giờ học, được bố trí trong

tuần lễ công dân học sinh

 

4.2.  Kiểm tra kết thúc môn học:

Kiểm tra kết thúc môn học thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017, của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài thực hành.

Thời gian kiểm tra :

+ Lý thuyết: không quá 120 phút

+ Thực hành: không quá 4 giờ.

+ Hoặc bài kiểm tra mang tính tích hợp: vừa lý thuyết vừa thực hành, thời gian dành cho phần kiểm tra lý thuyết không quá 45% so với thời gian thực hành.

4.3.  Thi tốt nghiệp:

Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ  điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm:

Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Trắc nghiệm Không quá 60 phút
2 Lý thuyết tổng hợp nghề

nghiệp

Viết Không quá 150 phút
Trắc nghiệm Không quá 90 phút
3 Thực hành nghề nghiệp Trắc nghiệm và

thao tác

Không quá 45 phút/học sinh