CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TIN HỌC VĂN PHÒNG

Tên ngành, nghề: Tin học văn phòng.

       Mã ngành, nghề: 5480204.

       Trình độ đào tạo: Trung cấp.

       Hình thức đào tạo: Chính quy.

       Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp từ Trung học cơ sơ hoặc tương đương trở lên.

       Thời gian đào tạo: 02 năm.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp có đủ sức khỏe, có kiến thức vững chắc và năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đạt được những trình độ cao hơn để nghiên cứu, làm việc tại các cơ quan, các Viện nghiên cứu và các công ty liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Giúp cho sinh viên nhận thức rõ về việc đóng góp cho sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1.Kiến thức chung:

Có hiểu biết về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sãn Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.

1.2.2. Kiến thức kỹ năng (của khối ngành, nhóm ngành và ngành)

– Hiểu được cơ chế hoạt động  của hệ thống máy tính, các bộ phận của máy tính; Nguyên lý cơ bản chung hệ điều hành của máy tính;

– Hiểu các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, các bộ phận, các giao thức, cách thức truyền dữ liệu trên mạng;

– Lắp ráp, cài đặt được hệ thống máy tính văn phòng;

– Sử dụng được thiết bị văn phòng thông dụng;

– Soạn thảo các văn bản đúng theo quy định của hệ thống văn bản pháp quy, thiết kế đồ họa, xử lý ảnh, quản lý lưu trữ dữ liệu văn phòng; Trình bày, thuyết trình được trước đám đông;

– Có kỹ năng giao tiếp được bằng văn bản, giao tiếp điện tử, đa truyền thông;

– Hiểu và vận dụng được các kiến thức liên quan đến cấu trúc dữ liệu; Các thuật toán sắp xếp, tìm kiếm; Các phương pháp xây dựng và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của hệ thống;

– Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh, giao tiếp trao đổi chuyên môn thông thường;

– Đề  xuất  được công việc mới nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ thực hiện.

– Hợp tác, hòa đồng  tốt với  đồng nghiệp, với các chuyên gia lĩnh vực kinh doanh;

– Chia sẻ thông tin, hỗ trợ học tập, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các thành viên  trong nhóm, với cộng đồng.

1.2.2. Thái độ, hành vi:

– Năng động, cập nhật kiến thức, áp dụng sáng tạo trong công việc;

– Có ý thức trách nhiệm, có hoài bảo về nghề nghiệp;

– Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỹ luật, tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác và thái độ phục vụ tốt;

– Có phẩm chất chính trị, ý thức phát triển nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm với môi trường sống, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất. Cụ thể:

– Nhân viên văn phòng;

+ Điều hành hệ thống thông tin văn phòng vừa và nhỏ;

+ Quản lý, xử lý dữ liệu, xây dựng đề án cho văn phòng;

– Kỹ thuật viên chuyển giao phần mềm ứng dụng;

– Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống máy tính;

– Kỹ thuật viên quản trị hệ thống mạng;

– Kỹ thuật viên thiết kế đa phương tiện;

– Nhân viên các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin.

– Nhân viên Thiết kế quảng cáo;

– Quản lý phòng Internet…

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 38.

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 101 Tín chỉ.

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ.

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2.370 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 786 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.834 giờ.

3. Nội dung chương trình:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

I

Các môn học chung.

13

MH 01 Chính trị

2

MH 02 Pháp luật

1

MH 03 Giáo dục thể chất

1

MH 04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh

6

MH 05 Ngoại ngữ

3

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề.

88

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở.

35

MĐ 06 Tin học đại cương.

2

MĐ 07 MS. Word.

2

MĐ 08 Ms. Excel.

2

MĐ 09 MS. Powerpoint.

1

MĐ 10 Kỹ thuật đánh máy tính.

1

MH 11 Cấu trúc máy tính.

4

MH 12 Cơ sở dữ liệu.

4

MĐ 13 Lập trình căn bản.

2

MH 14 Kế toán đại cương.

3

MH 15 Kỹ năng làm việc nhóm.

3

MH 16 Mạng máy tính.

4

MH 17 Tổ chức sản xuất và Quản lý doanh nghiệp.

3

MH 18 Tiếng Anh chuyên ngành.

4

II.2 Các môn học chuyên môn nghề.

53

MĐ 19 Nghiệp vụ hành chính văn phòng.

2

MĐ 20 Lắp ráp và cài đặt máy tính.

2

MĐ 21 Đồ hoạ ứng dụng Corel.

2

MĐ 22 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu  Access CB.

3

MĐ 23 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu  Access NC.

3

MĐ 24 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

2

MĐ 25 Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server.

3

MĐ 51 Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật ứng xử

2

MĐ 27 Xử lý ảnh Photoshop.

3

MĐ 28 Thiết kế hoạt hình với Flash.

2

MĐ 29 AutoCAD.

2

TH 30 Thực tập chuyên đề 1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

5

MĐ 31 Thiết kế, xây dựng mạng LAN

3

MĐ 32 Xử lý phim.

2

MĐ 33 Tin học kế toán.

2

MĐ 34 Sử dụng thiết bị văn phòng

2

MĐ 35 Bảo trì, sửa chữa máy tính.

2

MĐ 45 Thiết kế website.

3

MĐ 46 Lập trình Web.

3

TH 38 Thực tập chuyên đề 2: Quản trị hệ thống thiết bị công nghệ thông tin.

5

Tổng cộng

101

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình.

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của mỗi trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

– Hình thức kiểm tra: Thi viết, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

– Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút.

+ Thực hành: Không quá 8 giờ.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

– Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của trường.

– Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác (nếu có):